Cấu Tạo Và Chức Năng Của Từng Bộ Phận Trong Loa Karaoke

Bạn là người sở hữu một dàn karaoke và có lẽ bạn cũng chẳng cần quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt trong một dàn karaoke làm gì cả. Chỉ cần dàn karaoke đó hay là được. Nhưng đối với những người sành âm thanh và đam mê âm thanh thực sự thì họ quan tâm đến mọi chi tiết dù là chi tiết nhỏ nhất của dàn âm thanh. Và đặc biệt là đôi loa karaoke.

Trong bài viết này mình xin phân tích cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong một chiếc loa karaoke. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về nó.

Các bộ phận của loa karaoke

Các bộ phận của loa karaoke

1.Củ loa (Driver)

Củ loa là thành phần quan trọng nhất của loa. Không có củ loa thì không còn được gọi là loa nữa rồi. Củ loa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh của loa vì thế những người tự làm loa phải quan tâm đến điều này.

Chức năng: Củ loa có chứng năng chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh, thông qua chuyển động màng loa. Từ đó mà ta nghe được âm thanh.

+ Loa tần số cao (High-frequency) : Loa này biểu diễn những thanh âm cao của nhạc cụ, hiệu ứng, hiện tượng … ví dụ như là 2 thanh inox chạm vào nhau, tiếng thuỷ tinh vỡ  …

Củ loa của loa karaoke

Củ loa của loa karaoke

+ Loa trung : Loa này biểu diễn những âm thanh có tần số trong khoảng tai người nghe thấy một cách rõ ràng.  Vật liệu làm màng loa không quá khắt khe có thể làm từ chất liệu rẻ tiền. Tuỳ thuộc vào nhà sản xuất lựa chọn như thế nào.

+ Loa tần số thấp : Hay còn được gọi là loa sub, loa siêu trầm. Loa này biểu diễn những âm thanh có tần số thấp đến cực thấp. Ví dụ là tiếng trống được khắc hoạ một cách sắc nét, sâu và chắc chắn.

+ Loa toàn dải : chủ yếu phụ trách phần âm cao và âm trung. Chúng thường thấy trong các loa con của những bộ rạp tại gia gọn nhẹ và đi kèm một loa siêu trầm để tái hiện dải âm thanh đầy đủ.

Sự kết hợp các driver khác nhau quyết định thiết kế của loa. Loa hai đường tiếng thường gồm một driver tweeter và một mid-range có chức năng kích bass, trong khi các loa ba đường tiếng thường có đủ cả 3 driver. Thiết kế này áp dụng cho tất cả các loa, dù là một hay một nhóm các loa cùng dải kết hợp.

Loa sử dụng 5 củ loa

Loa sử dụng 5 củ loa

Lỗ thoát hơi

Nhằm giải quyết vấn đề “thắt cổ chai” của các thùng loa và màng loa nhỏ, các nhà sản xuất thường cho thêm một cổng thoát bass (lỗ dội âm) để làm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp. Lỗ này có thể được bố trí ở phía trước hoặc sau và được thiết kế dưới dạng lỗ đơn hay đôi.

Một số đôi loa thiết kế dạng thùng kín sẽ không có cổng thoát này.

Thùng loa ( vỏ loa )

Thùng loa hay hộp loa là nơi chứa toàn bộ các thành phần của một hệ thống loa. Cấu trúc của nó, mà cụ thể là khoảng không gian bên trong, có tầm quan trọng không nhỏ tới hoạt động của loa. Các loa đứng và book-shelf loại to, thường tái hiện chất âm tốt hơn với âm trầm sâu hơn nhờ vào khoảng không gian bên trong đủ lớn. Bên cạnh yếu tố kích thước, vật liệu chế tạo cũng như độ dày của thùng cũng tác động không nhỏ tới chất lượng âm thanh.

Hầu hết các mẫu cao cấp đều làm bằng gỗ với thành rất dày và đặc, sao cho giảm thiểu rung tốt nhất. Các loại gỗ ép MDF cũng hay lựa chọn cho loa tầm trung, trong khi gỗ ép thường hay được dùng cho các loa rẻ tiền hơn.

Thùng loa dạng cột

Thùng loa dạng cột

Cọc loa ( Vị trí đấu nối dây )

Thông thường giắc này không hiện diện trên các loa rẻ tiền vốn đã được gắn sẵn cáp ở bên trong. Tuy nhiên, để kết nối có chất lượng hơn, loa phải có giắc nối dây riêng rẽ để có thể nâng cấp lên dây loa đẳng cấp hơn.

Một trong các bước cải tiến của loa là các vị trí kết nối có khả năng nối dây thường hay giây có đầu riêng. Cầu kỳ hơn nữa là các kiểu đầu bi-wire hay thậm chí mà tri-wire. Các kiểu kết nối này vốn được dùng cho những ampli được thiết kế riêng biệt.

Mạch phân tần ( Crossover )

Về cơ bản, đây là một bộ phận tách các kênh thành các dải âm thanh khác nhau cho từng loa tương ứng, ví dụ, tần số thấp cho loa bass và cao cho tweeter.

Lý tưởng mà nói, các tín hiệu phải được chia tách sao cho dải âm không bị trống hay chồng lên nhau. Tuy nhiên, trong thực tế điều này khó xảy ra nên mới dẫn tới những trường hợp nhiều bass hoặc đột nhiên hổng một dải âm nào đó.

Mạch phân tần của loa

Mạch phân tần của loa

 

Phụ kiện

Có rất nhiều phụ kiện phụ trợ cho hệ thống loa, từ cổ điển là các đinh hay chân đế, tới các thiết bị giá đỡ treo tường. Các phụ kiện phụ trợ này cũng cần phải được lựa chọn thận trọng, bởi lẽ, nếu không chọn đúng chất lượng toàn bộ hệ thống, âm thanh sẽ bị hỏng chỉ vì chân đế không đủ vững khiến cho loa bị rung trong khi đang hoạt động.

Tìm hiểu ngay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *