Chỉnh âm thanh chuyên nghiệp cần có kỹ nẵng gì

Kỹ năng cần thiết để trở thành 1 người chỉnh âm thanh chuyên nghiệp

I/.MID FREQUENCY

Đối với những ai chưa có kinh nghiệm chỉnh âm thanh đám cưới, Mixer có 3 tone là chọn lựa thích hợp nhất. Chỉ khi nào bạn thật sự hiểu rõ tính chất của từng tần số, bạn hãy chọn EQ có thêm phần Frequency.

Frequency (Freq): thường là Mid Freq, nút này cho phép bạn thay đổi tần số của phần Mid (tiếng trung) từ 150Hz đến 3.5kHz.

Nút này sẽ hoàn toàn không có tác dụng nếu bạn để nút volum Mid ở ngay giữa (0dB)

Nếu bạn tăng nút Mid lên 6 dB, có nghĩa bạn đã tăng tần số được xác định bởi nút Mid Freq lên 6dB. Và ngược lại.

Ví dụ : bạn để nút Mid Freq ở tần số 250 Hz, sau đó bạn giảm nút Mid xuống 3 dB, điều đó có nghĩa là bạn đã giảm 3 dB ở khoảng tần số 250 Hz.

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để chỉnh Mid Freq, hãy thử dùng cách này: đưa Mid lên +9dB, sau đó xoay dần nút Mid Freq từ trái sang phải từ từ, lắng nghe để tìm tần số nghe TỆ nhất (bạn phải làm đi làm lại nhiều lần). Sau đó, chỉ việc dùng nút Mid để cắt bớt tần số đó.

Chú ý:
Luôn cố gắng bớt chứ đừng tăng. Ví dụ bạn cảm thấy âm thanh hội trường hơi tối, thay vì nâng treble, hãy thử giảm bass xem, còn nếu sáng quá, tiếng mỏng, thay vì tăng bass, giảm treble thử xem.

II/ CHỈNH LOA HỘI TRƯỜNG KIỂM TRA

Sau khi bạn đã hài lòng với độ lớn âm thanh, chất tiếng (EQ), bây giờ là lúc bạn chỉnh loa kiểm tra (Monitor) cho chính nhạc công đó.
Yêu cầu nhạc công tiếp tục thử, tăng nút Aux (mà bạn dùng để nối với hệ thống amp + loa kiểm tra) đến khi nào nhạc công cảm thấy hài lòng. Chú ý, Aux để kết nối Monitor nên là Aux

Pre, để âm lượng sẽ không bị ảnh hưởng lên xuống khi bạn đẩy cần volume. Bạn đừng bao giờ động vào nút Aux này nữa, trừ khi chính nhạc công đó yêu cầu. (nếu không bạn sẽ bị ăn búa !)

III/. CHỈNH EFFECT.

Tất cả mọi thứ đã OK, nếu là nhạc cụ, chắc bạn không cần thêm effect vào (ngoại trừ trống hoặc nhạc cụ thùng như guitar thùng, violin, kèn…)

Bây giờ bạn hãy cho Effect vào
1.Chỉnh Effect Send ở master lên 0 dB, Effect Return ở master lên 0 dB.

2.Đưa effect của kênh lên từ từ cho đến khi bạn hài lòng.

CHÚ Ý :
Đèn input của effect chỉ được phép xanh. KHÔNG được đỏ trong bất kỳ tình huống nào.
Effect chỉ được phép nhỏ hơn tiếng thật (tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp nghe gần bằng cũng đã là qúa nhiều)

Sau khi hoàn thành 1 kênh, tiếp tục kênh tiếp theo…

Sau khi đã thử từng kênh, bạn hãy yêu cầu ban nhạc chơi một vài bài. Bạn hãy điều chỉnh lại các giọng ca và các nhạc cụ sao cho hài hoà hơn nữa (bạn hãy dùng fader mà điều chỉnh to nhỏ, đừng nên chỉnh lại các nút gain nếu không cần thiết)

Ngoài ra, chú ý những điểm sau đây :

1/ Các fader của từng kênh luôn nhỏ hơn Subgroup, và Subgroup luôn nhỏ hơn Master. Nếu các bạn làm ngược lại, các bạn sẽ mất headroom.
2/ Luôn theo dõi hai cột đèn LR, đừng để cho chúng vượt quá 0dB (để khi ban nhạc bất ngờ đánh lớn hơn bình thường , thì ta vẫn còn khoản headroom dự trữ).
3/ Lúc nhạc cụ hay giọng ca nào solo chính, ta hãy đưa phần đó lên; còn nếu không thì lại giảm xuống.
4/ Lúc Micro không sử dụng, lập tức nhấn MUTE để tránh hú.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *