Các thao tác cân bằng (equalizing) cho một hệ thống âm thanh hội trường để loại bỏ tiếng hú (feedback) thường được gọi là ringing out, mục đích là để giảm các đáp ứng của hệ thống tại các tần số nhạy cảm nhất mà nó đã gây ra tiếng hú. Mục đích của tiếng hú trong một hệ thống là (tin hay không, tùy) có được nhiều tần số càng tốt để hú cùng một lúc như là hệ thống đi qua được gain của nó trước giới hạn feedback. Khi một hệ thống hú nhiều tần số đồng thời, đó là một dấu hiệu cho thấy không chỉ có một hay hai tần số nổi bật cao hơn những tần số khác trong tổng số đáp ứng của hệ thống.
Một cách giải quyết các thiết lập (set) của một hệ thống dễ bị feedback là ringing out (gọi ra ngoài) hệ thống đầu tiên, sau đó điều chỉnh chất lượng âm sắc và âm lượng vừa phải. Cách giải quyết này sẽ thích hợp đặc biệt cho một hệ thống loa monitor, nơi mà các loa hướng nhiều hơn hay ít trực tiếp vào các vị trí đặt microphone và cũng có thể hữu ích bất cứ nơi nào cần phải có volume cao. (Lý tưởng nhất, thao tác này nên được thực hiện với một limiter trong hệ thống, mà nên được set với một ngưỡng tương đối thấp nên không có thiệt hại xảy ra với bất kỳ thiết bị nào trong hệ thống. Limiters sẽ được mô tả trong bài khác).
Một cách giải quyết để chống hú cho hệ thống phải được thực hiện không có khán giả:
1. Với các slider EQ đặt ở vị trí flat của nó, dần dần nâng cao gain của hệ thống cho đến khi nó bắt đầu hơi hú ở một tần số.
2. Tìm các slider gần nhất với các tần số của tiếng hú, dần dần giảm mức độ trượt xuống vừa đủ để tiếng hú mất đi. (Nếu việc tìm kiếm các slider thích hợp là rất khó, bố trí nhiều cơ hội để thử các bài tập được mô tả trong phần ” Cách xử dụng tổng quát EQ để điều khiển âm sắc “. Một kỹ sư âm thanh giỏi bình thường phải tìm thấy các slider gần nhất trên một EQ 1/3-octave ở lần thử đầu tiên hay thứ hai).
3. Tăng gain tổng của hệ thống hơn nữa, cho đến khi một hay nhiều tần số bổ sung phát sinh hú.
4. Giảm dần các slider ở các tần số đó cho đến khi ngừng hú.
5. Lặp lại thao tác trên cho đến khi hệ thống đồng loạt hú ở nhiều tần số hợp lý nhất có thể.
6. Nếu cần thiết, điều chỉnh chất lượng âm sắc cho đến khi tai nghe nó hợp lý thỏa đáng.
7. Nếu tiếng hú mới đã được tạo ra, giảm gain lại, hay lập lại từ bước 2 đến 6 cho đến khi đạt được một sự kết hợp hợp lý giữa sự kiểm soát feedback và âm thanh xuất ra nghe chấp nhận được. Điều này có thể đòi hỏi một sự thỏa hiệp giữa hai vấn đề, vì vậy một sự gọi là phán quyết nhằm vào thời điểm này rất quan trọng, nghe lớn tối đa hay âm thanh dễ chịu. (Thông thường, vị trí flat không được xem là dễ chịu nhất của những người ra quyết định).
8. Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, trở lại hệ thống, chỉnh nhỏ lại một chút từ điểm mà tiếng hú bắt đầu (thí dụ, giảm gain). Hệ thống cần nhỏ đi bao nhiêu phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng âm thanh và cũng tùy thuộc vào môi trường. Nói chung, càng có nhiều tiếng vang (reverberation) trong phòng là một vấn đề đặc biệt, trong một căn phòng nhỏ tiếng dội lại nhỏ hơn nên giảm gain xuống dưới điểm feedback. Trong một căn phòng có dội âm, âm thanh rõ ràng thường khó đạt được, việc giảm tối ưu có thể được là 6dB bên dưới điểm mà tiếng hú xảy ra. Trong một căn phòng rất khô, 3 dB có thể nhiều hơn cần thiết. (Xem hình 6.8).
Lưu ý
Nếu dùng microphone gần người nói hay biểu diễn, các micro cần phải được kiểm tra lại với một người đứng bên cạnh với miệng tiếp sau hay sờ vào mặt trước của mỗi micro. Điều này là do sự phản dội và sự cộng hưởng liên quan đến người xử dụng đến gần, có thể gây ra feedback.
Hình minh họa.
Kiểm tra feedback với một EQ graphic.
Để minh họa đơn giản, EQ một octave được cho là ở đây. Các khu vực trên những gì đã được chỉ định 0dB ở đây là điểm ở trên chỗ feedback liên tục xảy ra.
(A) Trong thí dụ này, khi gain hệ thống được tăng lên, những tiếng hú feedback đầu tiên chúng ta nghe được khoảng chừng 1kHz.
(B) Slider 1kHz giảm đi (như được minh họa bằng các đường chấm chấm) chỉ đủ để cho phép chúng ta làm cho hệ thống tăng lên thêm 2 hay 3 dB.
(C) Các tiếng hú tiếp theo chúng ta nghe khi xảy ra gain của hệ thống tiếp tục gia tăng được sửa lại bằng cách điều chỉnh nhẹ các slider 125Hz, 500Hz và 2kHz. Điều này cho phép chúng ta nâng gain lên một mức nào đó.
(D) Cuối cùng, trong thí dụ này giả định, chúng ta thấy rằng mình có thể hơi nâng slider 63Hz, 8k và 16k mà không có feedback. Điều này, trong điều kiện khó khăn, là đạt được gain tối đa của chúng ta trước khi có feedback. Điều chỉnh các yếu tố khác như khoảng cách từ nguồn tới micro, các hướng của micro, và vị trí đặc tính định hướng của loa có thể cho phép chúng ta đạt gain lớn hơn nữa. Thông thường, chúng ta có thể hy sinh một số gain tối đa để thử đạt được một chất lượng âm đặc biệt mà chúng ta mong muốn, đặc biệt trong một hệ thống pro sound.