Quy tắc khi chỉnh loa sub hát karaoke

Các giắc cắm, nút chỉnh thường thấy trên loa sub:

1. Tín hiệu đầu vào

– Loa sub có thể có nhiều ngõ tín hiệu đầu vào, có thể kể ra các đường vào cơ bản như sau
+ Line Level Input: đây là đầu vào chưa có khuếch đại, nó có thể được nối với cổng LFE của ampli, hoặc cổng sub-out, hoặc pre-out sub-woofer của ampli. Lúc này ampli chỉ gửi tín hiệu âm trầm nhưng công suất rất yếu, sang cho sub, và sub sẽ dùng mạch tăng âm của bản thân nó để khuếch đại âm thanh đầu ra (sub điện).
+ Cổng LFE (Low Frequency Effect) dùng để nối với những ampli có ngõ ra LFE chuyên dành cho những “hiệu ứng âm thanh tần số thấp” thường được sử dụng trong các track phim.
+ High Level Input (speaker level input): đây là ngõ dành cho tín hiệu âm thanh đã được khuếch đại do ampli gửi ra, nó được nối với cọc loa L/R của ampli. Lúc này sub nhận được tất cả âm thanh của bài nhạc, nhưng nó sẽ có mạch phân tần nội tại để lọc bỏ những âm thanh tần số cao, chỉ phát âm trầm. Cách này dùng để nối sub hơi (không có mạch tăng âm), hoặc nhiều sub điện cũng có chức năng này.

Nhiều sub thì có 2 cổng line level input dạng Left/Right, chúng ta có thể nối chúng với ngõ ra pre-out L/R tương ứng của ampli, lúc này sub cũng nhận được toàn bộ âm thanh của bài nhạc nhưng cũng dùng phân tần để lọc bỏ âm thanh tần số cao

Có sub thì trong 2 cổng Left/Right input kể trên, có một cổng có chức năng Mono. Cổng này ta nối với cổng sub pre out của ampli.
Câu hỏi: nếu sub có 2 đường vào L/R stereo, chúng ta chỉ nối 1 cổng với sub-pre-out của ampli thì có mất âm hình hay không?

– Trả lời: âm trầm có đặc tính lan toả vô hướng, tai người sẽ khó xác định vị trí của nguồn âm trầm/siêu trầm, vì thế nên nối mono hay stereo đều không ảnh hưởng gì đáng kể đến âm hình stereo cả.

2. Nút xoay/gạt Low pass cross-over level: dùng để hiệu chỉnh mức cắt tần của loa sub. Mức này không có khuôn mẫu, mà nên hiệu chỉnh theo thực tế, như trong bài số 1 đã vẽ sơ đồ.

3. Low pass cross over on/off (hoặc direct, hoặc cross-over bypass, hoặc sub-woofer direct, hoặc internal X-over như trong hình Velodyne bên trên): dùng để bật hoặc tắt mạch phân tần của loa sub, khi tắt nó thì ta có thể dùng chức năng cắt tần của ampli. Khi đó loa sub sẽ trình diễn tất cả những gì mà ampli gửi cho nó.

4. Phase: nút đảo pha.
Nếu để Normal, thì pha của tiếng trầm từ loa sub sẽ trùng với pha tiếng trầm của các loa khác. Chúng có thể cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau tuỳ theo thực tế
Nếu để 180o, hoặc reverb, thì tiếng trầm loa sub lệch pha 180o với tiếng trầm của các loa khác, chúng cũng có thể cộng hưởng hoặc triệt tiêu nhau…

5. Nút standby On/Off/Auto/High/Low (trong hình Velodyne bên trên họ gọi là power on/auto)
Trong các bài nhạc/phim, nếu không có LFE hay âm trầm ra loa trong một thời gian nào đó, thì loa sub có thể tự động chuyển sang trạng thái nghỉ. Nó vẫn sẵn sàng chờ ở cổng LFE, nếu có tín hiệu đủ mạnh thì sẽ tự động bật ngay trở lại.
Chức năng này có thể có hoặc không tuỳ theo từng model loa sub khác nhau.
Nếu để mức Low thì loa ít nhạy hơn, để mức High thì loa nhạy hơn, chỉ cần chút xíu tín hiệu âm trầm là nó sẽ bật ngay trở lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *